TRẦM CẢM VÀ Ý NGHĨ TỰ SÁT

TRẦM CẢM VÀ Ý NGHĨ TỰ SÁT

Nguồn: http://guidetopsychology.com/depresn.htm

Copyright © 1997-2017 Raymond Lloyd Richmond, Ph.D. All rights reserved.

San Francisco

Dẫn nhập:

Nó 7 tuổi. Sau bữa ăn chiều, khi mặt trời của buổi hoàng hôn giữa hè còn lấp ló tại chân trời. Bỗng nhiên nó chạy vào nhà và ném mình lên giường, khóc lóc và lặp đi lặp lại “Ước gì mình chết đi” cùng với hai hàng nước mắt.

Phía sau câu truyện:

Với kết quả của một buổi tâm lý trị liệu, nó có thể hồi tưởng lại toàn bộ câu truyện. Mẹ nó đã ngăn cấm nó làm một điều gì đó mà nó muốn (Mặc dù nó đã quên điều đó), nó cảm thấy không được thừa nhận và yêu thương, và nó tức giận với mẹ nó.Trong tâm trí nó, bỗng nhiên xuất hiện ý nghĩ nó muốn mẹ nó chết - Nhưng ý nghĩ đó chỉ xuất hiện trong một vài giây bởi vì bên gờ ý thức của nó nói rằng nếu mẹ nó chết, nó sẽ không có mẹ và nó nó thể bị bỏ rơi một mình trên thế giới này mà không có ai chăm sóc. Và tâm trí nó nhanh chóng từ chối ý nghĩ muốn mẹ nó chết, cùng với sự cô độc và và cảm giác tội lỗi về tất cả những điều này, nó bắt đầu mong ước về cái chết của chính mình. Cuối cùng, Loại người nào có thể quá phụ thuộc vào ai đó, cảm thấy không được giúp đỡ và sợ hãi? Nó chính là người vô tích sự, và nó muốn chết.

Sự tức giận bị kìm nén:

Về mặt tâm lý học, nó kìm nén sự giận dữ của mình về mẹ nó và cuối cùng sự giận dữ trở thành sự thất vọng chống lại bản thân nó. Câu tục ngữ “Đừng cắn vào tay người đã cho bạn ăn” đã hoàn toàn thể hiện điều này. Đó là một sự trói buộc tồi tệ giành cho trẻ. Và nếu nó xảy ra đủ thường xuyên, nó có thể ngăn chặn khả năng thể hiện cảm xúc một cách phù hợp của trẻ - bở vì với mỗi ý nghĩ giận dữ đi kèm với nỗi sợ hãi về việc mất đi sự yêu thương và bảo vệ từ ai đó.

Trong cuộc sống riêng của tôi, bắt đầu với việc là sinh viên phân tâm học, tôi cũng đã trải qua những điều tương tự như vậy và cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Tôi, cũng như nhiều bệnh nhân của mình đã và đang bị ép buộc phải trưởng thành học cách làm thế nào để chấp nhận một cách thành thực với cảm giác bị sỉ nhục và tổn thương.

Xấu hổ và tội lỗi:

Những ý muốn tự tử thoáng qua trong một khoảnh khắc thất vọng mà trẻ gặp phải trong tuổi thơ không phải là trường hợp lâm sàng của sự tự tử do trầm cảm. Tuy vậy, trong kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, Tôi có thấy sự tức giận kìm nén là nguyên nhân chính đằng sau trầm cảm lâm sàng, và cuối cùng, nó là động lực trong vô thức của những ý nghĩ tự tử nghiêm trọng.

Điều này có thể giải thích được, bởi thông thường con người trải nghiệm - xấu hổ và tội lỗi - khi chúng lần đầu xuất hiện trong buổi đầu của thời thơ ấu.

Mọi thứ bắt đầu bởi vì, trong thực tế, hầu hết cha mẹ không hi sinh thời gian và sự cố gắng của mình trong việc cẩn thận lắng nghe trẻ, để có thể phát hiện những nhu cầu của trẻ và giải thích cho trẻ về những phản ứng cảm xúc của chúng một cách kiên nhẫn. Thay vì vậy cha mẹ thường thao túng trẻ bắt trẻ phải thực hiện tất cả những điều để việc làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn. Thao túng không phải là tình yêu, và chắc chắn rằng: trẻ nhận ra điều đó. Trẻ biết rõ ràng rằng có điều gì đó đang xảy ra, và chúng biết rằng có điều gì đó đang “thiếu” ở đây.

Đối với một đứa trẻ, dù thế nào, không có gì có thể tồi tệ hơn việc chấp nhận rằng: “Bố mẹ tôi không yêu tôi”. Sự chấp nhận đó mang đến nguy cơ về cái chết và hủy diệt, và hầu hết những đứa trẻ đều không thể chịu đựng được thực tế thống khổ đó. Cuối cùng chúng cảm thấy một sự xấu hổ mãnh liệt về cảm giác không được yêu thương. Hơn nữa, sự buồn bực cảu chúng về thất bại của cha mẹ chúng sẽ dẫn đến những suy nghĩ tức giận của sự căm ghét, và những suy nghĩ đó sẽ gây ra cảm giác tội lỗi.

“Ghi chú rằng trong khi xấu hổ sinh ra từ niềm tin rằng có một điều gì đó “sai trái” với bạn khi có một cảm giác nhất định nào đó (như cảm giác không được yêu thương), thì tội lỗi sinh ra từ điều gì đó bạn đã làm hay suy nghĩ (như những ý nghĩ căm thù).

Vì vậy, để ngăn ngừa những ý nghĩ mang lại cảm giác tội lỗi, trong tiềm thức trẻ sẽ đẩy tất cả các dấu vết của chúng ra trước khi chúng giành được sự chú ý của ý thức. Để thực hiện điều này chúng sử dụng một chiến lược bảo vệ tinh tế: chúng lộn ngược cảm giác xấu hổ. Đó là, chúng lấy những ý nghĩ kinh khủng(“Bố mẹ tôi không yêu tôi”) và biến chúng thành niềm tin rằng bởi vì có một điều gì đó sai trái ở chúng, chúng không thật sự xứng đáng nhận được tình yêu mà chúng cực kỳ muốn. Cuối cùng chúng tự nói vơi mình những ý nghĩ tiêu cực như:

  • Tôi không xứng đáng nhận được nó.
  • Tôi không thuộc về đâu cả.
  • Tôi không đủ tốt.
  • Tôi là kẻ thất bại.

Những suy nghĩ ấy cứ lặp đi lặp lại trong bóng tối ẩn sau sự cô đơn của những đứa trẻ, ngày càng phát triển theo thời gian và chúng trở thành sự tự xác nhận về thực tại phiền muộn này.

“Ghi chú ở đây rằng, ảnh hưởng của sự xấu hổ kéo sự chú ý của bạn ra khỏi nguồn gốc thật sự ở bên ngoài về nỗi đau tinh thần của bạn và làm tâm trí bạ tập trung vào ảo tưởng rằng bạn khiếm khuyết. Động lực của tiềm thức ở đây là để giải phóng bản thân bạn khỏi nỗi đau đớn khi cảm thấy tức tối với ai đó bạn cần. Nhưng, ảnh hưởng thật sự của nó, sự phòng ngự này chỉ đẩy sự tức tối đó đi sâu hơn vào trong bóng tối của trái tim bạn nơi nó trở thành nỗi tức giận tiềm ẩn chống lại bản thân bạn.

Nếu bạn đạt mức độ này, bạn dường như đã trở thành cộng sự trong việc tự hủy hoại bạn.

Thực tế là, một số người sẽ thậm chí tự giết mình để tránh phải thừa nhận rằng bố mẹ họ không yêu họ. Cũng như việc họ tự nói với bản thân họ: “Tôi thà chết chứ không thể chấp nhận về việc tôi tức giận với cha mẹ mình”.

Có ai đó đã từng đẩy bạn ra khi bạn muốn cảm thấy thoải mái? Có ai đó đã từng chú ý đến chai rượu nhiều hơn bạn? Có ai đó đã từng cười vào mặt bạn khi bạn bị tổn thương? Có ai đó từng nói với bạn rằng bạn quá ngu dốt để thành công? Có ai đó đã từng từ chối khi bạn mong muốn được giúp đỡ? Bạn có nhận ra không? Không ai nói với bạn rằng bạn hãy tự giết mình đi, nhưng tất cả những hành động đó đều đưa đến một ấn tượng: “Mày không quan trọng đối với tao”, “Tao không quan tâm bận tâm về mày”, “Mày chả có gì đặc biệt cả”, “Mày không xứng đáng sống trên trái đất này”, “Mày là đồ rác rưởi”.

Như thế, đối với “người khác”, bạn (và tất cả chúng ta, về vấn đề này) đều là những đồ vật bị thao túng để làm thỏa mãn ai đó. Đó là một trò chơi không có phần thắng khi cố gắng làm “người khác” yêu bạn, khiến “người khác” nói rằng bạn là người quan trọng. Và chắc rằng, bạn đang cố gắng để làm tất cả mọi thứ một cách “đúng đắn” như uống đúng loại nước cô ca, ăn đồ ăn nhanh tại đúng địa điểm, mặc đúng loại quần bò, phơi ra đúng phần cơ thể, săm đúng vị trí, sử dụng đúng tiếng lóng, làm việc đúng công ty - nhưng bất kỳ khi nào bạn trượt chân, thì thùng rác là nơi giành cho bạn.

Cuối cùng bạn đem tất cả sự oán giận về người khác vào trong một cách vô thức, và nếu bạn không nhận thức được về mặt tâm lý, bạn trở nên tin rằng những gì bạn nhận thức được từ người khác là sự thật và là giá trị chân tự của bạn - hoặc thiếu nó.

Tôi không cố gắng bảo bạn ở đây rằng không ai yêu mến bạn cả. Bạn có thể phản đối rằng tất cả gì bạn muốn là bố hay mẹ bạn chăm sóc bạn theo cách nào đó, và tôi không phản đối, bởi vì ở một mức độ nào đó họ thật sự quan tâm đến bạn. Điểm chính ở đây là nhiều người tuyên bố rằng họ quan tâm đến bạn, cũng thể hiện ra, thông qua hành động và những điều họ nói và nghĩ, tình yêu giành cho bạn có trộn lẫn với sự oán giận. Cuối cùng, thay vì dậy cho bạn cách làm thế nào để yêu thương bằng cách thể hiện tình yêu thật sự, họ đầu độc xúc cảm của bạn bằng nỗi sợ hãi tình yêu. Nó không thể thấy được một cách trực tiếp, chính vì vậy sự phòng ngự của bạn mới có thế che mờ mắt bạn. Nhưng nó là có thực. Tại cốt lõi, nơi bắt nguồn mong muốn tự tử của bạn. Không phải ai cũng nhất thiết muốn chết theo nghĩa đen, nhưng cảm giác oán giận mà họ tạo ra có thể rất mạnh, và cuối cùng khiến bạn cảm thấy mình như rác rưởi. Và từ đây chỉ một bước nhỏ nữa thôi thì bạn sẽ biến mình thành rác rưởi.

Vì vậy, một khi nhà tâm lý trị liệu cho bạn kéo bạn xuyên suốt qua những nỗi đau khi nhận ra bản chất tự nhiên của con người - và bạn chấp nhận nó không phòng thủ và chống cự - bạn sẽ có sức mạnh để có thể “nhìn thấu” những ảo ảnh của “người khác” và chứng minh quyền tồn tại của bạn.

Bây giờ, mục đích ở đây không phải là cho bạn một cái cớ để lẩn tránh trách nhiệm cho hành động của bản thân bạn. Tất cả chúng ta đều làm và nói những điều làm tổn thương người khác, và khi chúng ta được gọi lại để sửa chữa, Ta nên chấp nhận lời khiển trách một cách thành thực và không chống cự. Nhưng không có lý do nào mà một lời khiển trách có thể gây cảm giác thất vọng cả. Nếu bạn cảm thấy thất vọng, thì bạn đã có một bằng chứng tốt rằng lời khiển trách hiện tại đã kích hoạt cảm giác xấu hổ và tội lỗi trong tiềm thức. Để đối mặt với trường hợp này, thì bạn hãy quay lại để cứu chữa những vết thương cảm xúc của tuổi thơ.

Tôi có một khác hàng đi tới buổi trị liệu và nói, “Tôi cảm thấy rất chán nản trong tuần này. Tôi chắc chắn rằng đó là vấn đề về nội tiết. Có thể tôi cần một thứ thuốc gì đó”

Khi tôi hỏi rằng có điều gì xảy ra trong tuần không, họ trả lời với một cái nhún vai: “Không có gì đặc biệt, vấn đề ở tôi mà thôi.”

Sau đó tôi kiên nhẫn khám phá cùng với họ những việc xảy ra trong tuần và phản ứng cảm xúc của họ với những sự kiện đó. Và đương nhiên, chúng tôi khám phá ra rằng một số xung đột cá nhân đã kích hoạt cảm giác cũ về xấu hổ và tội lỗi và chính nó có liên hệ trực tiếp đến tâm trạng chán nản. Tại cuối buổi trị liệu họ nói, “Tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Bằng chính mình, tôi có thể sẽ không bao giờ khám phá ra mối liên hệ này”

Vậy, liệu họ có nói dối tôi khi bắt đầu buổi trị liệu? Đương nhiên là không, họ không chủ tâm nói dối. Nhưng họ có nói dối bản thân họ? Rất buồn là có!

Bởi vậy, Tôi xin nói lại một lần nữa. Một khi nhà tâm lý trị liệu cho bạn kéo bạn xuyên suốt qua những nỗi đau khi nhận ra bản chất tự nhiên của con người - và bạn chấp nhận nó không phòng thủ và chống cự - bạn sẽ có sức mạnh để có thể “nhìn thấu” những ảo ảnh của “người khác” và chứng minh quyền tồn tại của bạn.

Tóm lại, tất cả những cảm giác xấu hổ và tội lỗi thể hiện một sự thật trong tiềm thức về sự thiếu vằng tình yêu của cha mẹ trong cuộc sống của bạn: mong muốn tự vẫn dựa trên niềm tin sai lệch rằng bạn có thể che dấu sự thật về sự thiếu vắng tình yêu bằng cách biến bạn thành một đối tượng bị lãng quên.

Ngược đãi trẻ em

Không phải ai cảm thấy, hoặc đã từng cảm thấy, trầm cảm, muốn tự vẫn đều đã từng bị ngược đãi khi còn là một đứa trẻ. Sự thúc đẩy từ việc đè nén sự giận giữ thông thường cũng đủ để sinh ra cảm giác trầm cảm, và bằng cảm giác chán nản cùng với nỗi đau đớn về mặt tinh thần trong một thế giới nhẫn tâm, những ý nghĩ tự sát dường như trở nên là một lựa chọn sống còn.

Những kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu nói với chúng ta rằng ngược đãi trẻ em, có thể làm nghiêm trọng hóa cảm giác tồn tại thông thường theo nhiều cách khác nhau.

Lạm dụng tình dục về bản chất nó khuếch đại cảm giác vô dụng. Khi người lớn lạm dụng tình dục trẻ em, họ sử dụng đứa trẻ như là một công cụ cho sự thỏa mãn, chỉ như là một thứ hàng hóa được sử dụng và vứt bỏ ngay sau đó. Và không cần thiết phải nói bạn cũng biết rằng, bị đối xử như rác rưởi sẽ để lại cho bạn niềm tin rằng bạn chính là rác rưởi. Và trong cảm giác đó bạn mất đi phần nhân tính trong mình, đặc biệt là khi bạn không nhận được sự hỗ trợ xã hội từ những người khác, và tự vẫn bắt đầu xuất hiện như là một cái kết phù hợp nhất - tự giáng cho mình một sự trừng phạt cho - một kẻ vô dụng.

Ngược đãi tâm lý về bản chất nó khuếch đại sự hoài nghi, hoài nghi một cách khinh bỉ vào lòng tốt và sự chân thành của con người. Và nếu như bạn trở nên hoài nghi bởi vì bạn thường xuyên bị coi thường và hạ nhục, khiến cho bạn không chỉ có thể trở thành kẻ bắt nạt hay khủng bố, mà còn luôn mệt mỏi trong sự đấu tranh không ngừng nghỉ đối với thế giới và định kiến của bạn về nó, và tự sát được xem như là sự trả thù cuối cùng.

Ngược đãi thể xác về bản chất nó khuếch đại sự thù địch và sự xem thường quyền lực. Sự thù oán sôi sục này có thể thật sự làm hóa rắn cảm xúc của bạn đến mức bạn trở nên lạnh lùng và tính toán trong sự tương tác với mọi người. Nhưng nếu như có bất kỳ điều gì xảy ra khiến cho bạn cảm thấy rằng việc bạn điều khiển con người hoặc sự kiện gây nguy hiểm cho bạn, thì, như một chiến sĩ thất thế hay người chơi cổ phiếu bị phá sản cái chết dường như là lối thoát duy nhất cho bạn.

Sự dối lừa tinh tế

Nghe rằng ý muốn tự sát thật sự là bức màn che đậy đi việc cố gắng làm tổn thương người khác, rất nhiều người đã từng cố gắng để tự sát sẽ phản ứng lại: “Tôi xin nhắc lại rằng tôi không muốn làm đau ai cả - Tôi chỉ cảm thấy mình trở nên như vô hình và mong muốn được biến mất” Đúng vậy, dường như đó là những gì họ cảm thấy, ở trên bề mặt, nhưng sự thật lại ẩn dưới bề mặt đó. Mong muốn được biến mất, ngủ, trôi nổi trong những tầng mây mềm mịn yên bình, lại không ôn hòa như những gì nó thể hiện. Và cũng đủ kỳ cục, bằng chứng về sự thật này đã được thể hiện một cách kịch tính trong câu truyện mà nó dường như không có liên quan gì tới tâm lý của sự trầm cảm và tự vẫn.

Câu truyện The Hobbit của nhà văn J.R.R Toilkien.

Hơn nữa như những gì tôi nói trong một bài khác ở đây “Cái chết và vẻ quyến rũ của thất vọng”, không thể giả dụ rằng tác giả thật sự hiểu những sự thật tâm lý học sâu xa mà họ thể hiện với ngòi bút của mình. Chung quy lại, sự thật luôn có một cách để khiến nó được biết đến một cách vô tình.

Bối cảnh:

Tolkien kể một câu truyện về một nhóm những người lùn, được sự hỗ trợ bởi hobbit, đôi khi bởi phù thủy, Những người đang tìm cách giành lại kho tàng bị lấy cắp bởi một con rồng nhiều thế hệ trước. Họ bắt đầu một cuộc du hành từ quê hương của hobbit, vượt qua những ngọn núi, xuyên qua những khu rừng đen tối, để đến “Núi Cô Đơn” mà ở phía dưới là căn phòng cổ đại của vua người lùn nơi rồng chiếm giữ.

Trong suốt chuyến đi xuyên qua rừng, những người lùn và hobbit, mệt mỏi và yếu ớt bởi hết thức ăn, bắt gặp một dòng suối cần phải vượt qua. Trước đây họ đã được cảnh báo rằng không được uống nước hay tắm ở đó, vì dòng nước mang theo bùa mê về sự thờ thẫn và quên lẫn.

Và khi họ vượt qua dòng nước trên một con thuyền nhỏ, một trong số những người lùn rơi vào dòng nước. Gần như ngay lập tức, nó ngủ. Những người khác bắt buộc phải cõng nó để có thể tiếp tục cuộc hành trình.

Với quan điểm tâm lý học

Bây giờ, ở đây chúng ta cần trả lời một câu hỏi quan trọng liên quan tới tâm lý học: Người lùn nào đã rơi vào nước?

Câu trả lời là một sự tiết lộ: trong số 13 người lùn, thì chính người lùn béo là người rơi xuống nước. Và tại sao điều này là một sự tiết lộ? như Tolkien làm sáng tỏ trong tập trước, Người lùn béo luôn bị chế nhạo vì béo và là đứa luôn luôn đến cuối cùng. Thực tế là, anh ta là người cuối cùng đi qua dòng nước, và trong khi leo lên bờ đối diện anh ta bị giật mình bởi một con nai, mất thăng bằng, và rơi vào nước.

Về mặt tâm lý học, điểm quan trọng ở đây không vì người lùn đó béo; điểm quan trọng ở đây là anh ta bực bội vì bị nhạo báng, và phẫn uất vì luôn luôn cuối cùng, nhưng, cũng như tất cả mọi người anh ta không bao giờ lên tiếng về điều này; anh ta chỉ cảm thấy mình dường như vô hình và giữ những cảm xúc tổn thương của anh ta yên lặng ẩn dưới hơi thở của anh ta.

Và ở đây, từ sự im lặng oán giận đó, chúng ta có thể xác định được nguyên nhân tại sao anh ta lại rơi vào nước. Bằng cách rơi xuống nước và chìm vào giấc ngủ người lùn béo đã buộc mọi người phải mang anh ta. Nhớ rằng, anh ta rất nặng, và cần tới 4 người lùn khác để mang anh ta trên võng. Đó là một gánh nặng thật sự. Và cuối cùng ta có thể thấy mấu chốt tâm lý học cuối cùng tại đây của phần này trong câu truyện: người mang vác theo mình sự oán giận buộc người khác phải mang vác anh ta. Mặc dù anh ta không có ý định để điều này xảy ra, anh ấy vẫn thành công trong việc đáp ứng mong muốn trong tiềm thức của mình về sự trả thù cho sự ngược đãi. Những người khác, mệt mỏi và đói bụng, phải mang theo anh ta trong khi anh ta đang ngủ và mơ về những bữa tiệc thú vị trong rừng.

Hàm ý cho sự trầm cảm và tự sát

Mong muốn ngủ và được người khác mang theo, cũng như những chứng nghiện (ví dụ như: ma túy, rượu, thức ăn, cờ bạc, khiêu dâm, trò chơi điện tử, TV, phim, và nhiều thứ khác), là sự phản chiếu, theo cách này hay cách khác, là một sự khao khát để thoát khỏi những đau đớn về tinh thần trong cuộc sống và trải nghiệm niềm vui sướng như một đứa trẻ trong hơi ấm của người mẹ. Nó có thể là sự trốn tránh vào trong bóng tối an toàn của tử cung người mẹ hoặc trôi nổi trong yên bình trên bàn tay bà, nhưng tất cả chúng sẽ quay theo một cách nào đó để trở lại với thực tại đau đớn.  

Đối với người bị ngược đãi khi còn là một đứa trẻ, sự khao khát hơi ấm của người mẹ có thể không phải là khao khát về điều đã bị mất đi, mà đúng hơn là khao khát một thứ mà người đó chưa từng được trải nghiệm.

Tuy nhiên kết quả cuối cùng có thể được biểu lộ, khao khát thoát khỏi hiện thực -  ngủ và biến mất - mang theo nó khát khao được mang theo. Đó là bản chất của sự cố gắng thoát khỏi trách nhiệm. Nó không bao giờ là mong muốn tốt lành cho hòa bình. Người mang theo sự oán giận luôn làm tổn thương người khác - để làm xáo trộn sự yên bình của họ - làm cho người khác mang theo họ, chịu trách nhiệm với họ. Đó là sự lừa dối tinh tế của sự trầm cảm và tự sát. Đám mây mềm mịn đó dường như yên tĩnh và an lành, nhưng nó được nhồi đầy bởi sự hỗn loạn, và gần như thường xuyên, cả sấm và sét nữa.

Liều thuốc thật sự:

Liều thuốc thật sự? Bắt đầu bằng cách đập vỡ ảo tưởng rằng bạn chính là “cộng sự” trong việc tự hủy hoại bạn. Đúng là, một “phần” nhân cách của bạn có thể vô tình tìm kiếm sự tự hủy diệt, nhưng phần khác của bạn lại có quyền lực để lắng nghe và hàn gắn sự tuyệt vọng đó.

Bạn cảm thấy tuyệt vọng bởi vì bạn xem thường mình vì đã che dấu đi nỗi sợ hãi và đau đớn.

Sự phi lý về trầm cảm đó là nó thật sự phủ nhận sự đau đớn sâu thẳm trong bạn và cố gắng để che dấu tất cả mọi thứ trong làn khói dày đặc của việc tự căm thù bản thân và biến mình thành nạn nhân. Nhưng nếu như bạn lắng nghe sự đau đớn và tính dễ tổn thương của bạn với sự tò mò và thấu hiểu - chính là vậy, cùng với tình yêu mà cha mẹ bạn không thể cho bạn - sau đó bạn tự cho mình sự tôn trọng và thừa nhận mà bạn có thể không nhận được từ thế giới này, và bạn đã bước được bước đầu tiên trong việc tự chữa lành bản thân.

Thậm chí với những đứa trẻ bị làm nhục - mặc dù chúng không có lỗi gì - bởi cha mẹ chúng, và người không thể tự bảo vệ mình khi còn là một đứa trẻ, đều có thể giành lại lòng tự trọng khi đã trưởng thành bằng cách “đứng lên” cho mình trong việc đòi lại phẩm giá con người của họ với mỗi người mà họ chạm mặt.

Lấy một ví dụ, nếu cha mẹ bạn trở nên thiếu kiên nhẫn và chỉ trích bạn mỗi khi bạn gặp sai lầm trong tuổi thơ của bạn, bạn có thể bị chìm trong nỗi xấu hổ yên lặng; nhưng bây giờ, khi đã trưởng thành, bạn có thể nói với họ, hoặc với bấy kỳ ai khác chỉ trích thay vì giúp đỡ bạn: “Tại sao anh/chị/bố/mẹ lại hành xử một cách tầm thường với tôi/con như vậy? nguyền rủa một chiếc xe chết mày không làm nó chạy lại được đâu.”

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng quá trình này không bao gồm sự chống đối và bạo lực, và đối với những người làm chủ được nó cuối cùng sẽ có được nhiều sự tự tin và giá trị trong cuộc sống của họ để họ có thể phản ứng lại với nỗi đau và sự sỉ nhục bằng cảm giác về lòng trắc ẩn thật sự.

Vậy hãy cố gắng để nhận ra rằng bạn không cần phải phá hủy bản thân mình, để được vậy bạn phải thật sự mong muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào “cách sống che dấu phía sau nỗi sợ hãi của mình” trong khi học cách làm thế nào để sống một cách chân thành, nhiệt tình và độc lập trong thế giới này. Và nó cần rất nhiều sự dũng cảm.

Tưởng tượng về sự tự tử, khi được diễn tả với phong cách trị liệu, có thể thật sự hữu ích để chạm tới cảm giác đau đớn đã bị kìm nén qua nhiều năm. Nó có thể là công việc rất khó khăn và đáng sợ để nói ra những cảm xúc đó, bởi vì một trong những triệu chứng của trầm cảm là sự dập tắt cảm xúc. Điều này chỉ ra sự thật rằng đó không thật sự là sống và không thể chịu đựng được -  như một số người cùng quẫn đã tuyên bố - nhưng nó là suy nghĩ đối mặt với nỗi đau bên trong của mỗi người dường như là không thể chịu đựng được.

Bất kỳ một cố gắng tự vẫn nào đều thật sự là việc phủ nhận của tình yêu và sự tha thứ, bởi vì sự ảnh hưởng bạn đang từ chối bản thân bạn thứ rất quan trọng mà bạn cần một cách mãnh liệt: tử vẫn cắt bạn ra khỏi mọi sự chữa lành mà bạn có thể đạt được bởi vì sự thay đổi tâm lý; nó cắt bạn ra khỏi tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm, cho đến suốt phần đời của bạn, như là một sự trả giá cho lỗi lầm quá khứ của bạn; và nó là, về bản chất, hành động của sự căm ghét, bới với nó bạn đang ném bằng chứng về sự thất bại của bạn vào mặt của những người phá hủy bạn, như là một bằng chứng cho sự thất bại của họ.

Một số người, như là một cách để chứng minh với thế giới lãnh đạm rằng họ cảm thấy bị xem thường như thế nào, và để nhấn chìm sự không thành thật mà không cần phải thật sự chấm dứt nó, họ “cá cược” vào ma túy, rượu, tình dục và thậm chí đánh cược vào nó để có thể làm việc.

Nhưng nghiện ngập không có sự trả giá nào ngoại trừ cái chết. Sự “đánh cuộc” thật sự là đánh cuộc với chính bản thân bạn. Bạn sẽ cho phép bản thân mình nhận ra rằng không có điều gì sai trái ở bạn khi mong muốn mẹ hay cha bạn chết đi? không có điều gì sai trái ở bạn khi sợ hãi về tình trạng bơ vơ của mình? Sau tất cả, bạn chỉ là một đứa trẻ vô tội trong thế giới khắc nghiệt và đáng sợ này, thế giới mà điều căn bản nó dậy bạ là nỗi sợ hãi về tình yêu.

Vậy ai biết được rằng, có thể có một tài năng không biết nào đó mà bạn sẽ tìm thấy trong bản thân mình nếu bạn chịu đối mặt với cuộc sống này trong một thế giới vẫn còn nguy hiểm, đáng sợ và khắc nghiệt.

Thế giới này sẽ luôn luôn tàn khốc - đó là sự thật!

Sự ảo tưởng rằng thế giới này xem thường bạn. Thế giới - mà nó là, xã hội - chỉ đơn giản tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng nó; nó không thật sự cố gắng nhắm vào bạn. Thậm chí khi bạn là một đứa trẻ bị ngược đãi - hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy bị lờ đi - bởi vì ai đó bằng cách nào đó làm bạn phẫn nộ (ví dụ: có thể là quan niệm ngẫu nhiên của bạn, có thể bạn được sinh ra không “đúng” giới tính, có thể anh chị của bạn ghen tị với bạn vì bạn sinh sau, hoặc có thể bạn ghen tị với em bạn vì nó đe dọa sự an toàn của bạn) sai lầm hiện tại của bạn là để bị lừa dối bởi nỗi đau của bạn và khinh bỉ chính mình, làm cho việc tự căm thù trở thành một phần nhân dạng của bạn.

Vậy hãy nhớ rằng, kinh bỉ chính mình chính là che dấu đi cảm giác giận dữ với thế giới và chạy ra xa khỏi lòng nhân từ và sự tha thứ. Nếu bạn chấm dứt việc chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi và học cách sống một cách trung thực với cảm xúc của mình, và sau đó bạn có thể, một cách khoan dung, đưa người khác vào sự chân thành và giúp họ ra khỏi ảo tưởng nhân dạng của họ. Và đó là điều quan trọng, bởi vì khi bạn từ chối tha thứ người khác, bạn cũng từ chối bản thân mình, nhưng khi bạn giúp họ chịu trách nhiệm với cuộc sống của họ, bạn cũng khám phá ra tình yêu thật sự cho bạn.

END.

Sách:

Anger and Forgiveness

(3rd edition)

Shows how to turn the emotional wounds of daily life into psychological growth. Available as a paperback book or as an e-book.

Includes information from this web page.

More information

Nguồn: http://guidetopsychology.com/depresn.htm

PS:

Sau khi đọc bài này tôi cảm thấy, để thật sự thoát ra khỏi sự trầm cảm và ý nghĩ tiêu cực thì mỗi người phải tự đào sâu vào tâm trí của mình. Nhiều khi những gì bạn đang suy nghĩ biểu hiện, cảm giác muốn chết, suy nghĩ tiêu cực và sợ hãi không phải là những thứ thực sự mà nó là sự suy diễn từ những cảm xúc và ý niệm sâu hơn trong tâm trí bạn. Tâm trí nó thà ở lại với những suy nghĩ mà nó tạo ra hơn là phải đối mặt với nguyên nhân sâu xa của nó. Ta phải đào sâu vào tâm lý mình khám phá ra những suy nghĩ “thực” những gì khiến ta trở thành con người ta, dù nó có đen tối hay đáng sợ cỡ nào. Còn cứ trốn tránh (đánh lạc hướng của suy nghĩ), thì trầm cảm hay gì đó nó vẫn ẩn nấp đâu đó trong tâm trí và quay lại bất kỳ khi nào. Khi ta đã tìm thấy và chấp nhận con người, suy nghĩ “thực” của mình ta sẽ có thể quay về là chính “ta”.

Và một điều nữa mình nghĩ, việc người càng lớn càng dễ đối mặt với trầm cảm và khó vượt qua bởi trầm cảm, khi tuổi trẻ lúc mới xuất hiện nó có thể là một căn bệnh tâm lý, trong khi lái đi những suy nghĩ “thực” tâm trí tạo ra những suy nghĩ tiêu cực và phản thân. Nhưng qua thời gian nó dần trở thành một “thói quen” tâm lý, bất kì khi nào nhận được sự kích thích hoặc đầu mối nào đó, tâm trí lại quay theo lối cũ và càng ngày khiến tình trạng ngày càng trầm trọng và khó giải quết. Nhưng không phải là không thể, bất kỳ khi nào nó xảy ra hãy đào lại tâm trí của mình không nhượng bộ, một thói quen mất nhiều thời gian để hình thành trong vô thức, và có thể cũng mất từng ấy thời gian để thay đổi nhưng trong sự góp mặt của ý thức nên sự thay đổi phụ thuộc vào chính bạn, mạnh mẽ và dũng cảm, đối mặt không nhượng bộ. :)

Người dịch @bkt92